Phytosanitary hay còn gọi là kiểm dịch thực vật, đây là công tác quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo hàng hóa không chứa dịch bệnh, côn trùng, sâu bọ nguy hiểm khi xuất và nhập khẩu. Đối với hàng xuất khẩu, việc kiểm dịch thực vật nhằm chứng minh hàng hóa nước ta đủ điều kiện vào thị trường nước ngoài.
Các mặt hàng phải kiểm dịch thực vật
- Hàng hóa có nguồn gốc, liên quan đến thực vật như gỗ, nông sản ( chè, gạo, cà phê,…)
- Hàng hóa được đóng gói, bao bì từ gỗ, pallet là gỗ
Tuy nhiên để hiểu rõ chi tiết hơn thì các bạn nên tham khảo Thông tư số 15/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 Ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tại phụ lục I Mục 11. Bảng mã số HS đối với danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)
Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Nội dung chính của giấy này có thông tin như:
- Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
- Số lượng và loại bao bì
- Nơi sản xuất
- Tên & khối lượng sản phẩm
- Tên khoa học của thực vật
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
- Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
- Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).